CẨM NANG Ở CỮ: ĐAU LƯNG SAU SINH MỔ - NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT
Sau khi sinh, mẹ thường gặp phải hiện tượng đau lưng, đặc biệt là sau khi đẻ mổ. Vậy nguyên nhân có phải do mẹ chưa chăm sóc sau sinh đúng cách? Có cách nào giúp mẹ giảm bớt những cơn đau lưng khó chịu này? Hoàng Uyển mời mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. NGUYÊN NHÂN ĐAU LƯNG SAU SINH MỔ
Một nghiên cứu chỉ ra có đến hơn 40% các mẹ đều gặp tình trạng đau lưng ở những tháng đầu sau sinh. Một vài nguyên nhân kể đến như:
- Tăng cân: Trong quá trình mang thai, cột sống của mẹ ngoài việc chịu tải trọng cơ thể, còn phải chịu thêm từ 10 - 12kg cân nặng của thai nhi trong bụng. Ngoài ra, việc bé di chuyển trong bụng mẹ, cũng gây áp lực lên lưng, vùng xương cụt, các mạch máu và dây thần kinh ở khung xương chậu. Từ đó, phần đáy thắt lưng của mẹ thường xuyên bị căng cơ do cột sống không có sự hỗ trợ từ khối cơ bụng, làm tiền đề cho hiện tượng đau lưng về sau.
- Trọng tâm cơ thể thay đổi: Các tư thế và cách di chuyển của mẹ dần thay đổi trong quá trình mang thai làm trọng tâm cơ thể cũng vì thế mà thay đổi. Các khối cơ lưng khi thay đổi dễ bị căng tức và dẫn đến đau vùng cột sống.
- Giãn dây chằng do thay đổi hormones: Relaxin - một hormones được sản sinh ra trong quá trình mang thai, giúp nới lỏng các dây chằng ở vùng xương chậu và các khớp trở nên lỏng lẻo hơn, để chuẩn bị cho quá trình đón bé yêu chào đời. Trục cột sống dễ mất ổn định do các dây chằng hỗ trợ cột sống nới lỏng dễ làm tăng nguy cơ viêm khớp và dây chằng. Hormone này sẽ về mức bình thường khi bé yêu được 3 – 4 tháng tuổi.
- Căng thẳng: Vừa trải qua một cuộc phẫu thuật lại còn có hàng trăm thứ khác để lo, nên việc mẹ dễ có cảm xúc tiêu cực hay căng thẳng trong giai đoạn này là hoàn toàn bình thường. Nhưng mẹ biết không, những suy nghĩ, lo âu cũng có thể gây căng cơ, đặc biệt là vùng cơ lưng của mẹ đấy!
- Thiếu canxi: Trong quá trình mang thai, một phần canxi trong cơ thể mẹ sẽ phải được truyền cho con, nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ lúc này không thể đáp ứng nhu cầu cơ bản. Sau khi sinh, việc cho con bú sữa mẹ thường xuyên cũng làm thất thoát một lần nữa lượng canxi trong cơ thể mẹ, góp phần làm khởi phát những cơn đau lưng.
- Cho con bú: Thói quen gập người để tập trung cho con bú sẽ khiến cho cổ và cơ bắp của mẹ bị căng mỏi, dẫn tới đau lưng.
- Nâng và bế con: Cân nặng của bé vừa chào đời không đáng kể, nhưng việc phải bồng bế con trong thời gian dài, cũng như các tư thế cúi xuống để bồng bé lên rồi lại đặt bé vào trong cũi, xe đẩy,... có thể làm lưng mẹ đau thắt.
- Nhiễm lạnh: Cơ thể của mẹ sau sinh rất nhạy cảm với gió lạnh, nếu không chú ý giữ ấm cơ thể sẽ gây ra hiện tượng cơ thể thừa độ ẩm, dẫn đến tình trạng đau vùng lưng và các cùng xương khớp trên toàn thân.
- Các nguyên nhân khác: Nằm nệm quá cứng, thường xuyên đi giày cao gót, nằm im bất động cả ngày để kiêng cữ, làm việc sớm, làm việc quá sức, đi lại nhiều khi sức khỏe chưa hồi phục, thường xuyên đi giày cao gót,... cũng có thể gây ra hiện tượng đau lưng sau sinh.
2. KHI NÀO MẸ MỚI GIẢM HAY HẾT CƠN ĐAU LƯNG SAU SINH KHÓ CHỊU NÀY?
Khoảng 3 - 6 tiếng sau khi vượt cạn thành công, khi thuốc tê hết tác dụng, các mẹ sinh mổ có thể sẽ bắt đầu cảm nhận các triệu chứng đau vùng cột sống. Những cơn đau khó chịu này có thể kéo dài một hoặc nhiều tuần sau đó, có trường hợp kéo dài đến vài tháng.
3. NHỮNG BIỆN PHÁP HIỆU QUẢ GIÚP MẸ GIẢM ĐAU LƯNG SAU SINH
Những cơn đau khó chịu này dù ít hay nhiều sẽ làm mẹ không thể tập trung chăm sóc thiên thần nhỏ cũng như nghỉ ngơi một cách thoải mái nhất.
Hoàng Uyển gợi ý một số cách sau để có thể giải quyết tình trạng đau lưng sau sinh, mà mẹ có thể áp dụng dù sinh thường hay sinh mổ nhé:
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Mẹ hãy lựa cho mình những tư thế nghỉ ngơi thoải mái nhất sau sinh, tránh làm việc nặng quá sớm.
- Thường xuyên thay đổi tư thế cho con bú: Mẹ nên kết hợp vận động cơ thể với các động tác như: xoay cổ, lắc cổ, vặn nhẹ phần thắt lưng… và thường xuyên thay đổi tư thế cho con bú. Mẹ có thể áp dụng các tư thế cho bé bú như ngồi ngả lưng về phía sau nghiêng góc 45 độ, nằm nghiêng và đặt bé song song, ngồi tựa vào ghế rồi đặt một chân để gác lên một chiếc ghế khác với chiều cao vừa đủ.
- Giữ tâm lý thoải mái: Mẹ có thể chia sẻ, tâm sự đến chồng hoặc người thân xung quanh. Bên cạnh đó, việc chia sẻ bớt công việc nhà, chăm bé, cũng là một cách giải tỏa tâm lý mẹ nên áp dụng.
- Bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn uống hàng ngày: Chế độ ăn uống sau sinh của mẹ sinh mổ cần đảm bảo đủ dinh dưỡng và các khoáng chất như canxi, kẽm sắt. Một số thực phẩm sẽ giúp quá trình hấp thụ canxi được tốt hơn.
- Tập thể dục, vận động cơ thể nhẹ nhàng: Mỗi ngày, mẹ nên dành ra từ 20 - 30 phút để tập các bài thể dục, các động tác yoga nhẹ nhàng sẽ giúp giảm các cơn đau lưng một cách hiệu quả. Lưu ý, trong 2 tháng đầu, mẹ đặc biệt không nên cố gắng quá sức để thực hiện các động tác khó vì sẽ khiến tình trạng đau lưng sau sinh mổ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Giảm cân: Cân nặng ảnh hưởng đến cột sống do phải chống đỡ phần trọng lượng cơ thể. Việc giảm cân sau sinh không chỉ giúp mẹ có lại được vóc dáng trước khi mang thai mà còn mang đến hiệu quả trong việc giảm thiểu các cơn đau lưng khó chịu.
- Massage, bấm huyệt: Sau sinh, mẹ có thể nhờ đến người thân hoặc tìm đến các trung tâm chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà để thực hiện các phương pháp massage, bấm huyệt. Bên cạnh việc kích thích tuần hoàn máu, đánh tan các cơn đau nhức hiệu quả, các liệu pháp này còn có tác dụng đẩy lùi stress, giúp tinh thần thoải mái hơn.
- Ngâm chân: Muối đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ hồi phục vết thương, thư giãn cơ bắp và đặc biệt là làm giảm đau lưng sau sinh. Vì thế, việc ngâm chân cùng muối và thỏa dượcó thể giúp các cơ lưng của mẹ thư giãn và cải thiện tình trạng đau lưng một cách hiệu quả.
* Mẹ có thể tham khảo sản phẩm Muối hồng cao thảo ngâm chân của Hoàng Uyển: tinh tuyển nhiều dược liệu quý cùng muối hồng Himalya cao cấp, đóng gói tiện lợi, dễ dàng sử dụng.
- Chườm thảo dược: Mẹ có thể chườm trực tiếp vào phần lưng bị đau, ví dụ lá ngải cứu rang muối, rễ lá lốt ngâm rượu...
* Mẹ có thể tham khảo sản phẩm Gối chườm nóng lạnh đa năng của Hoàng Uyển để tiện sử dụng, vừa hiệu quả, lại an toàn.
Hy vọng sau khi đọc bài viết trên, mẹ sẽ có "bí kíp" hiệu quả trong việc khắc phục những cơ đau thắt khó chịu. Hoàng Uyển mến chúc mẹ mau khỏi và đừng ngại nhắn tin cho Hoàng Uyển nếu cần tư vấn, mẹ nhé!
© 2022 Bản quyền traigiongbaoviet.com
Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *